KHÁI NIEM THUOC

Trang Chu | Ca Nhan | Phuong Cham Song | Khai Niem Thuoc | Lien Lac | Lien Ket _ Web | DDTH VIIIA | Thuoc  A B C D E F G | Thuoc  H I K L M N O P | Thuoc  Q R S T U V W X Z | DD Co Ban | Luu But - Nhan Tin | Hinh Anh | Shopping Page

TRỊNH VĂN SƠN TỔNG HỢP

What’s New with My Subject?

THUỐC AN THẦN

Nhóm thuốc dùng để trấn an, gồm nhóm thuốc ngủ, thuốc chống lo lắng, thuốc chống tâm thần, và một số thuốc chống trầm cảm. Thuốc an thần thường được dùng trong tiền mê, trước khi mổ.

THUỐC BỔ

Là một trong nhiều loại thuốc có xu hướng làm  giảm triệu chứng khi khó chịu, ngủ lịm và chán ăn. Đa số các thuốc này chứa tinh chất thảo dược, các sinh tố và muối khoáng. Thường các thuốc này chỉ có tác dụng tâm lý.

THUỐC BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT

Thuốc dạng viên hoặc nước, chứa một hay nhiều khoáng chất . Hấu như các thức ăn bình thướng đã cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết, vì vậy không nên lạm dụng các thuốc này cũng chẳng có ịch lợi gì, đôi khi còn thêm tai hại.

Loại thuốc bổ sung khoáng chất thông dụng nhất là thuốc sắt, được dùng để trị bệnh thiếu máu thiếu sắt, bổ sung chất sắt của các phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Muối iod được thêm vào muối ăn ở những vùng có nguy cơ thiếu iod. Calci đôi khi được dùng cho phụ nữ có thai và cho trẻ nhỏ. Có thể bỗ sung magnê cho các người nghiện rượu, có bệnh thận hoặc dùng thuốc lợi tiểu và digifalis kéo dài, vì họ có thể bị thiếu hụt Magnê

THUỐC CHẤT LÀM SE

Thuốc thông dụng

Aluminum acetate, Ptassium Permanganate, Nitrat bạc, Sulfat kẽm.

Chất gây khô và nhăn mô da giảm khả năng hấp thu nước . Được sử dụng rộng rãi trong các thuốc chống tiết mồ hôi . Cũng được dùng để thúc đẩy vết thương hay viêm da mau lành, dùng điều trị viêm ống tai ngoài và chảy nước mắt do kích hích nhẹ. Chất làm the có thể gây nóng hoặc rát khi sử dụng.

THUỐC CHẸN BÊTA

Thuốc thông dụng

-       Acebutolol, atenolol, metoprotol, dành cho người có bệnh tim.

-       Nadolol, oxprenolol, prindolol, prapanolol cho người có bệnh tim.

Chú ý: không ngưng dùng đột ngột vì có khả năng tái phát, triệu chứng cũ sẽ nặng hơn và huyết áp tăng cao. Thuốc chẹn beta là một nhóm thuốc ức chế thụ thể beta, được dùng để trị các rối loạn tim từ 1960. Ngày nay, thuốc chẹn beta vẫn được sử dụng rộng rãi mặc dù có nhiều thuốc mới khác.

Điều trị

Cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, loạn nhịp tim, cơn thiên đầu thống, chứng lo lắng(hồi hộp, run rẩy và vã mồ hôi), cường giáp, cườm nước(dùng dạng nhỏ mắt). Đôi khi được dùng sau nhồi máu cơ tim để giảm tổn thương cơ tim.

Tác dụng phụ

-        Giảm khả năng hoạt động mạnh bằng cách giảm nhịp tim và khí vào phổi.

-      Có thể gây triệu chứng nặng hơn ở người bị suyễn, bị viêm phế quản hoặc các loại bệnh phổi khác.

-       Giảm lưu lượng máu đến các chi, do đó làm nặng thêm bệnh mạch máu ngoại biên.

-      Tăng huyết áp nếu tăng thuốc đột ngột sau đ8iếu trị dài ngày. Cần giảm liều từ từ.

THUỐC CHỐNG CAO HUYẾT ÁP

Thuốc thông dụng

-     Thuốc ức chế ace : catopril, enalapril

-      Phong bế bêta: atenolol, loratidine, metoprlol, oxoprenolol, propanolol.

-      Ức chế chuỗi calcium: diltiazem, nife-dipine, verapamil.

-      Lợi tiểu: chlotalidone, hydrochloro-thiazide.

-      Thuốc giãn mạch: hydralazine, minoxidil prasosin.

-      Các thuốc khác: clonidine, methyldopa.

Chú ý: không bao giờ ngưng đột ngột thuốc chống cao huyết áp vì nó có thể gây cơn cao huyết áp kịch phát.

Nhóm thuốc dùng điều trị cao huyết áp, tránh các biến chứng như đột qụy, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận.

Tác dụng

Các thuốc phong bế bêta làm giảm lực đập của tim, do vậy hạ thấp áp lực của máu lưu thông. Các thuốc lợi tiểu làm gia tăng bài xuất muối và nước ra nước tiểu, mặc dù bằng cách này áp huyết giảm không rõ rệt..

Các thuốc khác làm giãn mạch, làm giảm sự đề kháng của dòng máu, do đó làm giảm huyết áp.

Tác dụng phụ

Ngoài tác dụng phụ điển hình của các nhóm đặc biệt tất cả các thuốc chống cao huyết áp có thể  gây chống mặt và ngất vì huyết áp giảm quá nhiều. Cần xác định đúng liều thuốc.

THUỐC CHỐNG CO THẮT

Thuốc thông dụng

Belladonna, dicyclomine, peppermint oil.

Một nhóm thuốc làm giảm cơ trơn ở vách một và bàng quang, được dùng điều trị hội chứng kích thích một và kích thích bàng quang.

Thuốc chống co thắt có lẽ có tác dụng chống choline (ức chế hoạt động của acetylcholine, một hoá chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích ở đầu tận dây thần kinh, kích thích sự co cơ).

Tác dụng phụ

Khô miệng, rối loạn thị giác và tiểu khó (xem thuốc chống tiết choline).

THUỐC CHỐNG CO THẮT

Thuốc thông dụng

Belladonna, dicyclomine, peppermint oil.

Một nhóm thuốc làm giảm cơ trơn ở vách một và bàng quang, được dùng điều trị hội chứng kích thích một và kích thích bàng quang.

Thuốc chống co thắt có lẽ có tác dụng chống choline (ức chế hoạt động của acetylcholine, một hoá chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích ở đầu tận dây thần kinh, kích thích sự co cơ).

Tác dụng phụ

Khô miệng, rối loạn thị giác và tiểu khó (xem thuốc chống tiết choline).

THUỐC CHỐNG GIUN SÁN

Nhóm thuốc dùng để điều trị nhiễm giun . Các thuốc khác nhau được dùng để điều trị các loại giun khác nhau.

Một hoặc hai liều thuốc chống giun thường giết chết hoặc làm tê liệt giun trong ruột, ngăn chặc chúng xâm nhập vào vách ruột và thải ra khỏi cơ thể theo phân. Để thúc đầy quía trình này có thể dùng thêm thuốc nhuận trường. Thuốc chống giun giúp giết chết giun trong các mô khác bằng cách làm cho chúng dễ bị tấn công bằng hệ miễn dịch hơn . Khi những con giun này chết, cần phẫu thuật để lấy các u học do chúng gây ra.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể là nôn, ói, đau bụng, nổi mẩn đỏ ở da, nhức đầu và chóng mặt.

Những thuốc trong bảng là thuốc điều trị chính nhiễm giun sán. Thường chỉ cần một hay hai liều nhưng đôi khi cũng cần điều trị lâu hơn. Thuốc nhuận trường có thể cho để giúp đẩy giun sống trong ruột ra.

 

Bảng thuốc điều trị nhiễm giun sán.

 

Stt

Loại giun sán

Thuốc

1

Giun kim

Mebandazole, pyperazine, pyrantel.

2

Giun đũa

Mebandazole, pyperazine, pyratel

3

Giun tóc

Mebandazole

4

Giun móc

Bephenium, mebandazole, pyrantel

5

Giun lươn

Mebandazole, thiabendazole.

6

Giun chó mèo

Diethyicarbamazine, thiabendazole.

7

Sán dải

Niclosamide, praziquantel.

8

Bệnh giun chỉ

Diethyicarbamazine

9

Sán máng

Praziquantel.

 

THUỐC CHỐNG LO ÂU

Nhóm thuốc được dùng làm giảm triệu chứng lo lắng. Các thuốc benzodiazepine và phong bế bêta là hai loại chính. Các thuốc khác có thể thỉnh thoảng được dùng điều trị lo âu gồm thuốc chống trầm cảm.

Lý do dùng thuốc

Các thuốc chống lo âu giới hạn khả năng đối phó với cuộc sống hàng ngày của con người, làm giảm tạm thời sự lo lắng. Trong trường hợp các rối loạn cơ bản được điều trị bằng khuyên bảo, tâm lý trị liệu hay các hình thức điều trị khác.

Thuốc chống lo âu đôi khi dùng để trấn an bệnh nhân trước khi phẫu thuật hoặc biểu diễn trước công chúng.

Tác dụng

Benzodiazepine làm tăng thư giãn tinh thần và thể xác bằng cách giảm hoạt động thần kinh trong não; vì lý do này nó có thễ được kê đơn để điều trị chứng mất ngủ. Các chất ức chế bêta

Có tác dụng làm giảm triệu chứng thực thể của lo lắng như là run và đánh trống ngực.

THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM

Nhóm thuốc dùng điều trị các loại loạn nhịp tim (tim đập không đều). Thuốc chống loạn nhịp gồm các thuốc chống ức chế bêta, ức chế chuỗi calcium, các thuốc digitalin, disopyramide, Lidocaine, Procainamide và Quinidine. Thuốc đặc trị được kê đơn tuỳ theo loại loạn nhịp.

Lý do dùng thuốc

Loạn nhịp tim có thể gây ra giảm lực đẩy máu của tim, làm khó thở, đau ngực và chóng mặt. Thuốc chống loạn nhịp tim làm giảm các triệu chứng này và trong một số trường hợp, phục hồi nhịp đập bình thường của tim.

Tác dụng

Hoạt động bơm của tim được điều khiển bằng xung điện. Vài loại thuốc chống loạn nhịp tim sửa lại các xung điện này ở trong hoặc trên đường đi đến tim. Các loại khác tác động lên sự đáp ứng của cơ tim với xung.

THUỐC CHỐNG NÔN

Thuốc thông dụng.

-  Chống tiết cholin: Hyoscine.

- Chống Histamin: imenhydrinate,meclizine, tromethazine, phenothiazines, chlorpromazine, perphenazine, protochlorperazine, promethazine, thiethyperazine.

-   Các thuốc khác: Metoclopramide.

Chú ý: không nên dùng thuốc chống nôn thường xuyên bởi vì sẽ che lấp một bệnh nặng khác.

Nhóm thuốc dùng điều trị nôn và ói do rối loạn vận động, chóng mặt, bệnh meniere, xạ trị hay một số thuốc (đặc biệt là thuốc chống ung thư). Vài thuốc chống nôn dùng điều trị nôn ói nặng trong thai kỳ.

Thuốc chống nôn ít khi dùng điều trị ngộ độc thức ăn, vì người ta cho rằng nôn ói giúp cơ thể tự giải thoát khỏi các chất gây hại.

Tác dụng

Một vài thuốc chống nôn làm giảm hoạt động thần kinh ở nền  sọ và do đó ức chế phản xạ nôn. Thuốc kháng hitamine cũng như thuốc kháng tiết choline làm giảm nôn kèm chóng mặt bằng cách tăng cường hoạt động thần kinh ở trung khu thăng bằng trong tai trong. Các thuốc chống nôn khác làm giãn cơ ở phần dưới dạ dày làm cho các chất chứa trong dạ dày đi vào ruột non.

Tác dụng phụ

Nhiều thuốc chống nôn gây ngủ gà. Một số thuốc không được dùng trong thai kỳ vì làm hại sự phát triển của thai nhi.

THUỐC CHỐNG NẮNG

Bảo vệ da khỏi các tác dụng có hại của ánh nắng mặt trời. Chất này dùng để ngừa phỏng nắng, ngừa nổi mẩn gây ra do nhạy cảm ánh sáng. Đa số thuốc chống nắng có chứa Acid para aminobenzoic (paba) hấp thu tia tử ngoại.

Vài loại như titanium  dioxide làm phản xạ ánh sáng mặt trời. Chọn loại sản phẩm nào tuỳ thuộc vào loại da.

Một thuốc chống nắng có ít chất bảo vệ ánh sáng mặt trời có thể dùng cho vùng da đã bị rám nắng.

Khi tắm nắng lâu, nên bôi thuốc nhiều lần, đều đặn và sau khi bôi.

Thời gian tiếp xúc tối đa khi dùng thuốc chống nắng.

THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

Thuốc thông dụng

-         Phenothiazines: chlopromazine fluphenazine perphenazine thioridazine triofluoperazine.

-         Các thuốc khác: haloperidol lithium thiothixene.

Nhóm thuốc dùng điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt và bệnh trầm cảm. Thuốc chống rối loạn tâm thần làm nhiều bệnh nhân bệnh tâm thần sống tương đối bình thường bên ngoài bệnh viện tâm thần.

Thuốc chống rối loạn tâm thần cũng làm dịu hoặc trấn an bệnh nhân bệnh tâm thần khác (như mất trí) quá kích thích hoặc hung hăng.

Các thuốc chống rối loạn tâm thần như phenothiazine và lithium, được dùng đặc trị triệu chứng của bệnh cuồng (sự phấn chấn bất thường và hoạt động quá mức).

Tác dụng

Hầu hết các thuốc chống rối loạn tâm thần ngăn chặn hoạt động của dopamine, hoá chất kích thích hoạt động của dây thần kinh trong não. Lithium làm giảm sự phóng thích norepinephrine trong não.

Tác dụng phụ

Hầu hết các thuốc chống rối loạn tâm thần có thể ga6yu ra ngủ gà, ngủ lịm, loạn vận động (gật miệng, mặt và lưỡi) và hội chứng  parkinson. Các tác dụng phụ khác gồm khô miệng, rối loạn thị giác và khó tiểu. Lithium có thể gây ra nôn, tiêu chảy, run và yếu cơ

THUỐC CHỐNG THẤP KHỚP

Thuốc thông dụng

-         Các thuốc corticoid: dexamethasone, prednisolone.

-         Các thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, chlorambucil.

-         Các thuốc khác: auranofin, chloroquine, gold, penicillamine.

Một nhóm thuốc dùng điều trị viêm khớp dạng thấp và các loại viêm khớp do bệnh tự miễn khác (trong các bệnh này hệ miễn dịch tấn công mô của mình)- ví dụ : bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Thuốc chống thấp khớp được dùng điều trị các bệnh cấp tính khi các thuốc chống viêm không steroid không đủ làm giảm đau và sưng khớp hay khi bệnh gây ra biến dạng tiến triển và tàn tật.

Tác dụng

Thuốc chống thấp khớp hạn chế hư hại do bệnh tự miễn bằng cách ức chế hoặc sự sản xuất ra bạch cầu hoặc hoạt động của bạch cầu. Mỗi loại thuốc có cách tác dụng khác nhau, nhưng tất cả đếu làm hết viêm  do phản ứng tự miễn  và làm chậm sự thoái hoá sụn khớp . Hiệu quả của mỗi loại thuốc thay đổi tuỳ bệnh nhân. Tác dụng tốt bắt đầu sau vài tuần điều trị, nên cần kiên nhẫn.

Tác dụng phụ

Tất cả các thuốc chống thấp khớp có thể gây ra các tác dụng phụ trầm trọng. Ví dụ: gold, được xem như có hiệu quả nhất và pennicillamine có thể gây ra nổi mẩn, rối loạn máu và hư thận; dùng lâu ngày chlorroquine có thể làm hại mắt. Các thuốc ức chế miễn dịch có thể gây hại máu. Vì sự trầm trọng của những nguy cơ này, các xét nghiệm thường xuyên, bao gồm thử nước tiểu và máu được thực hiện trong khi điều trị để giảm sát các tác dụng độc.

THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY

Thuốc thông dụng

-         Các chất hút: kaolin methylcellulose

-         Các loại khác: codeine diphenoxylate, loperamide psyllium.

Chú ý: đừng dùng thuốc chống tiêu chảy thường xuyên bởi vì nó che lấp một bệnh nặng khác.

Một nhóm thuốc dùng điều trị tiêu chảy, có thuốc là chất hút, có thuốc (kể cả thuốc phiện) làm giảm hoạt động ruột.

Thuốc chống tiêu chảy được dùng nếu tiêu chảy tồn tại từ 24 đến 48 giờ, đồng thời tìm nguyên nhân gây tiêu chảy, đặc biệt là gây tiêu chảy nặng và mất nước, thuốc chống tiêu chảy điều hoà hoạt động của ruột ở người cắt đại tràng và hồi tràng.

Tác dụng

Các thuốc tiêu chảy hút tác dụng bằng cách lấy đi độc chất gây ra tiêu chảy, làm pâhn đặc hơn. Methylcellulose hút nước từ phân.

Các thuốc làm giảm hoạt động của cơ trong vách ruột làm phân đi chậm và có nhiều thời gian để nước được hút vào dòng máu. Kết quả, cả dịch và sự vận động của ruột đều giảm.

Tác dụng phụ

Các thuốc chống tiêu chảy có thể gây ra táo bón. Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm lâu khỏi bệnh vì làm chậm sự thải loại vi trùng. Thuốc có thể gây thắt ruột nếu dùng không đủ nước hoặc ruột bị hẹp. Dùng lâu dài thuốc chống tiêu chảy có thuốc phiện  có thể gây lệ thuộc thuốc (xem thuốc, nghiện), gây nôn ói tiêu chảy và đau bụng nếu ngưng thuốc đột ngột. Loperamide có hoá tính tương đương với thuốc phiện, nhưng klhông có tác dụng của thuốc phiện

THUỐC CHỐNG TIẾT CHOLINE

Thuốc thông dụng

Atropine, belladonna, benzatropine, dicyclomine, hyoscyamine, ipratropium, orphenadrine, procyclidine, propantheline, scopolamine.

Nhóm thuốc ức chế tácdụng của acethylcholin, chất được giải phóng từ đầu tận của dây thần kinh đốigiao cảm của dây thần kinh tự trị. Acetylcholine gây ra giãn một số cơ, co thắt các cơ khác, và ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt, tăng tiết ở miệng và phổi, làm chậm nhịp tim.

Thuốc được dùng điều trị hội chứng kích thích ruột, không giữ được nước tiểu, bệnh parkinson, suyễn và tim đập chậm bất thường. Cũng được dùng làm giãn đồng tử trước khi khám  hoặc phẫu thuật mắt. Thuốc chống tiết choline cũng được dùng trong giai đoạn tiền mê trước khi gây mê tổng quát và trong điều trị rối loạn vận động.

Tác dụng phụ

Thuốc gây khô miệng, nhìn không rõ, bí tiểu và lú lẫn (tâm thần).

Thuốc chống tiết mồ hôi

THUỐC CHỐNG TIẾT MỒ HÔI

Thuốc thông dụng

Aluminum chliride, aluminum chlorhydrate.

Chất bôi dạng dung dịch, kem hoặc phun hơi để làm giảm tiết nhiều mồ hôi.

Thuốc được dùng để chống tích tụ mồ hôi, đặc biệt là ở nách. Khi mồ hôi đọngở da sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt cho vi trùng dễ phát triển. Vi trùng phân huỷ những hoá chất trong mồ hôi, tạo ra mùi trong cơ thể (mồ  hôi tự nó không có mùi).  

Thuốc chống tiết mồ hôi liều cao được dùng điều trị chứng tăng  tiết mồ hôi dù kết quả không rõ rệt

Tác dụng

Thuốc chống tiết mồ hôi làm giảm tiết mồ hôi và làm tắt ống dẫn mồ hôi ra da.

Tác dụng phụ

Thuốc chống tiết mồ hôi gây kích thích da và có cảm giác nóng và kim châm. Các tác dụng này thường gặp hơn khi dùng liều cao, cần ngưng dùng thuốc để tránh viêm da.

Thuốc chống tiêu chảy

THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

Chú ý: thức ăn và thức uống có chứa tyramine (như phomai và rượu vang đỏ) và vài loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho huyết áp nếu dùng trong thời gian điều trị với imao. Luôn luôn nói cho bác sĩ biết bạn đang dùng imao.

Thuốc dùng để điều trị chứng trầm cảm. Có hai loại chính là thuốc chống trầm cảm tam vòng và imao.

Tác dụng

Các thuốc chống trầm cảm làm phong thích vào não các chất kích thích hoạt động thần kinh, các thuốc khác, thuốc chống trầm cảm tam vòng và maoi làm kèo dài hoạt động của chất này sau khi được phóng thích. Thuốc chống trầm cảm được dùng ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả và sau 8 tuần mới có tác dụng hoàn toàn.

Tác dụng phụ

Phần lớn các thuốc chống trầm cảm gây khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, ngủ gà, táo bón, tiểu khó. Các triệu chứng này có thể gia tăng khi đioều trị lâu dài. Dùng quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, có khi chết.

THUỐC CHỐNG UNG THƯ

Thuốc thông dụng

-   Độc tế bào: azathioprine, chlorambucil, cyclophosphamide, doxorobicin, etoposide, fluorouracil, lomustine, melphalan, mercaptopurine, methotrexate, procarbazine.

-  Nội tiết tố giới tính: aminoglutethimide, ethinylestradiol, medroxyprogesterone, megestrol, nandrolone, tamoxifen.

Thuốc dùng điều trị ung thư. Thuốc chống ung thư đặc biệt hữu hiệu trong điều trị ung vú, lymphôm, bệnh bạch cầu và ung thư buồng trừng, tinh hoàn. Các thuốc này đôi khi được dùng sau phẫu thuật hay xạ trị.

Các loại thuốc chống ung thư: phần lớn thuốc chống ung thư là loại gây độc tế bào (thuốc giết chết hay làm hư tế bào). Các loại khác là thể tổng hợp của nội tiết  tố giới tính và các chất liên quan đến nội tiết tố này (như androgen astrogen và progesterone)

Thuốc chống ung thư thường được dùng kết hợp để có tác dụng tối đa. Sự lựa chọn thuốc tuỳ thuộc loại ung thư, giai đoạn bệnh và sức khoẻ tổng quát của bệnh nhân.

Tác dụng

Tất cả các thuốc chống ung thư giết tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn phát triển và phân chia các tế bào ác tính. Vài loại thuốc gây độc tế bào làm hỏng dna của tế bào (chất liệu di truyền). Các thuốc khác ức chế quá trình hoá học trong tế bào cần thiết cho sự phát triển tế bào.

Nội tiết tố giới tính làm gia tăng sự phát triển của một vài tế bào (như estrogen làm tăng vài loại ung thư vú). Các chất liên quan đến nội tiết tố này có thể ngăn chặn sự phát triển bằng cách ức chế tác dụng gia tăng của chúng. Sự phát triển của các ung thư khác đôi khi bị ngăn chặn bằng nội tiết tố giới tính tổng hợp liều cao. Ung thư tiền liệt tuyết, ví dụ có thể điều trị với thuốc estrogen diethylstilbestrol (des).

Tác dụng phụ

Trong giai đoạn đầu mới điều trị có thể nôn ói tiêu chảy, có khi các tác dụng này khá nặng cần nhập viện.

Thuốc chống ung thư có thể làm thay đổi tỉ lệ phát triển và phân chia tế bào bình thường gây ra rụng tóc và làm giảm số lượng tế bào máu được sản xuất ở tuỷ xương, gây thiếu máu, làm dễ bị nhiễm trùng và xuất huyết bất thường. Cần xét nghiệm máu đều đặng để kiểm tra sự sản xuất tế bào máu.

Để giảm đến mức độ tối thiểu các tác dụng này, thuốc chống ung thư được cho trong giai đoạn ngắn với thời gian nghĩ giữa hai kỳ để cho tế bào bình thường hồi phục.

THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH

Thuốc thông dụng

Carbamazepine, clonazapam, diazepam, ethosuximide, phenobarbital, phenyltoin, primidone, valpromic acid.

Chú ý: không bao giờ ngưng thuốc đột nghột thuốc chống động kinh sau một thời gian dài điều trị, nên giảm liều từ từ.

Nhóm thuốc dùng điều trị động kinh và các loại lên cơn khác làm giảm tần suất và độ năng của cơn, dùng điều trị cấp cứu và ngưng cơn co giật, chống cơn co giật sau tổn thương nặng ở đầu và vài loại phẫu thuật não, có thể dùng cho trẻ có tiền sử sốt, làm kinh khi bị sốt cao.

Sự lựa chọn thuốc dùng tuỳ theo sự co giật. Điều trị dài ngày nên kết hợp nhiều loại, tránh dùng một loại duy nhất.

Tác dụng

Cơn co giật gây ra do hoạt động điện não cao bất thường. Thuốc chống động kinh xó tác dụng kiềm chế hoạt động điện quá mức và do đó chống vùng động kinh lan rộng trong não.

Tác dụng phụ

Thuốc chống động kinh có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau như: giảm sự tập trung chú ý, giảm trí nhớ, sự kết hợp kém và mệt mỏi, bác sĩ nên cố gắng kết hợp một liều lượng thuốc vứa chống động kinh vừa giảm tác dụng  phụ. Muốn vậy cần phải theo dõi nồng độ của thuốc trong máu đều đặn.

THUỐC CÓ BỌC NGOÀI BẢO  VỆ

Là một dạng thuốc làm thành viên nén, bề mặt được phủ một loại chất chống lại được sự phá huỷ của dịch dạ dày. Loại thuốc này không bị phân huỷ ở dạ dày mà vào thẳng ruột non.  Ơû ruột non, chất bọc ngoài sẽ bị rã ra và các thành phần bên trong sẽ được hấp thụ.

Những loại thuốc này được dùng trong trường hợp thuốc có thể gây hại đến vách dạ dày (ví dụ loại thuốc có corticoid như prednisolone) hoặc hiệu lực của thuốc bị phá huỷ bởi dịch dạ dày (ví dụ sulfasalazine)

Mặt hạn chế của vài loại thuốc dạng này có thể qua đường tiêu hoá mà không bị phân rã nên hoạt chất không được hấp thu vào máu.

 

THUỐC CẦM MÁU

Thuốc có các yếu tố đông máu là loại thuốc cầm máu quan trọng . Các yếu tố đông máu có tự nhiên trong cơ thể để  giúp đông máu nhưng bị thiếu trong một số bệnh lý . Ví dụ : thuốc có yếu tố  VIII để điều trị bệnh ưa chảy máu, thuốc có yếu tố IX để trị bệnh Chrismas.

Các yếu tố đông máu được được tiêm sau khi có sự chảy máu bất thường để kích thích sự đông máu hoặc trước khi mổ để giảm nguy cơ chảy nhiều máu.

Các thuốc cầm máu thông dụng khác, gồm vitamin K (dùng điều trị trường hợp dùng thuốc chống đông máu quá liều) và Acid aminocaproic làm huỷ chất gây tan cục máu.

Thuốc cầm máu Gelatin và VCellulose được dùng áp lên da hoặc lợi răng để cầm máu (sau nhổ răng).

THUỐC Digitalis

Là nhóm thuốc được trích từ thực vật thuộc họ mao địa hoàng và được dùng điều trị các tình trạng về tim. Được dùng nhiều nhất trong nhóm thuốc này là digoxin và digitoxin

THUỐC DÙNG TRONG KHI MANG THAI

Thuốc được sản phụ dùng có thể đi qua bánh nhau vào trong thai nhi. Mặc dù có một số loại thuốc đã được chứng minh là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi, bất kỳ thuốc nào cũng phải được xem là có thể gây hại cho phôi thai. Vì vậy mọi thứ thuốc được dùng trong thai kỳ phải có ý kiến của bác sĩ. Các thuốc điều trị chỉ được dùng trong thai kỳ sau khi đã cân nhắc giữa lợi và hại đối với cả mẹ và con. Đối với các sản phụ bị mắc phải các bệnh mãn tính. Như động kinh hoặc tiểu đường, việc điều trị bệnh vẫn được tiếp tục nhưng cần được biến đổi cho thích hợp. Sản phụ có thể gây tác hại cho thai nhi nếu uống rượu, hút thuốc, hoặc lạm dụng các thuốc khác.

Các tác hại do dùng thuốc trong khi mang thai

Nếu dùng trong ba tháng đầu trong thai kỳ, thuốc có thể cản trở sự hình thành các cơ quan của phôi thai, gây ra các dị tật bẩm sinh. Thuốc dùng trong thời kỳ này có thể làm chậm tốc độ phát triển của thai nhi, làm trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Thuốc có thể chỉ phá huỷ một loại mô nào đó, ví dụ như tetracyline, gây tổn thương các răng đang phát triển. Thuốc dùng trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh đẻ cũng như trên trẻ sơ sinh, ví dụ như các thuốc giảm đau gây nghiện, có thể gây ra rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh. Lạm dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây ra những tác hại còn nghiêm trọng hơn nhiều. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nghiện heroin thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong (trong các tuần lễ đầu sau sinh) cao hơn các trẻ bình thường. Các trẻ này có thể bị các triệu chứng của hội chứng cai thuốc như các rối loạn ăn ngủ, run rẩy và động kinh. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ sử dụng ma tuý qua đường tiêm chích, cũng có nguy cơ cao bị nhiễm virus HIV.

THUỐC DỊÊT TINH TRÙNG

Các thuốc diệt tinh trùng có ở dạng kem, gel, bọt. Thuốc này nên dùng kết hợp việc dùng bao cao su hoặc màng chắn cổ tử cung để tăng hiệu quả ngừa thai.

Một số thuốc diệt tinh trùng như nonescinol có tác dụng phòng chống một phần các vi sinh vật gây bênh truyền nhiễm qua đường sinh dục như lậu, aids.

Tác dụng phụ

Gây kích thích khó chịu ở cơ quan sinh dục nam và nữ.

THUỐC GIÃN CƠ

Thuốc làm giảm sự co thắt cơ, thường được dùng kết hợp với thuốc giảm đau để làm giảm sự cứng cơ do viêm khớp, đau lưng hay rối loạn hệ thần kinh. Đôi khi được dùng để làm giảm co cứng co do chấn thương.

Tác dụng

Ngoại trừ dantrolene, thuốc giãn cơ cản trở phần nào các tín hiệu thần kinh từ não và tuỷ sống được dẫn truyền đến cơ thể  cơ co thắt.

Dantrolene hoạt động trực tiếp trên cơ nhờ cản trở những hoạt động hoá học cần thiết cho sự co cơ.

Tác dụng phụ

Thuốc giãn cơ giảm sức mạnh của sự co cơ, có thể làm yếu một số động tác. Ngoài ra một số thuốc có thể gây buồn ngủ. Hiếm khi dantrolene có thể gây tổn thương gan.

THUỐC GIÃN MẠCH

Nhóm thuốc làm các mạch máu giãn ra, gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế kênh calci, thuốc nhóm nitrat, thuốc huỷ giao cảm.

Thuốc giãn mạch dùng trong điều trị tình trạng các mạch máu co hẹp bất thường làm giảm máu đến nuôi mô, làm mô thiếu oxy.các bệnh lý loại này gồm: cơn đau thắt ngực (đau ngực do máu cung cấp cho cơ tim không đủ) và các bệnh mạch máu ngọai vi (máu đến các chi không đủ).

Thuốc giãn mạch cũng dùng điều trị bệnh cao huyết áp và suy tim .đôi khi cũng dùng thuốc giãn mạch điểu trị bệnh lú lẫn người già, nhưng hiếm khi đạt hiệu quả.

Tác dụng

Thuốc giãn mạch làm giãn các mạch máu bằng cách thư giãn các cơ ở vạch mạch; thuốc ức chế kênh calci và thuốc nhóm nitrat có tác dụng trực tiếp lên hoạt động của cơ; thuốc huỷ giao cảm chặn các tín hiệu thần kinh kích thích các hoạt động co cơ ; và thuốc ức chế men chuyển cản trở giảm lượng angiotensin ii (là một chất hoá học có tác dụng làm co mạch).

Tác dụng phụ

Thuốc giãn mạch gây bừng mặt, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, sưng  mắt cá.

THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Các loại thuốc thông dụng

-   Các thuốc giống giao cảm: ephedrine, epinephrine, fenoterol, isoproterenol, orciprenaline, salbutamol, terbutaline.

- Thuốc chống tiết choline: ipratropium, xanthines, aminophylline, oxtriphylline, theophylline.

Chú ý: nếu các thuốc khí dung không làm giảm triệu chứng, phải gọi ngay bác sĩ.

Nhóm thuốc giãn phế quản làm tăng không khí vào phổi, cải thiện hô hấp. Chít hẹp đường thở có thể do co thắt vách tiểu phế quản và/ hoặc kèm sung huyết và tăng tiết nhầy.

3 nhóm thuốc chính: thuốc giống giao cảm, thuốc chống tiết cholin, thuốc nhóm xanthine.

Thuốc giống giao cảm được dùng trước tiên nhằm làm giảm nhanh triệu chứng khó thở. Hai nhóm còn lại dùng lâu dài để phòng ngừa các cơn khó thở.

Thuốc có thể dùng ở dạng khí dung hay ở dạng thuốc viên hoặc với máy khí dung (dùng một áp suất đầy luồng không khí hoặc oxy kèm theo thuốc ở dạng dịch treo vào phổi) hoặc dùng ở dạng chích.

Thuốc làm tăng lượng không khí vào phổi, đặc biệt dùng trong suyễn và viêm phế quản mạn.

Tác dụng phụ

Thuốc giống giao cảm gây hồi hộp, run. Thuốc chống tiết cholin gây khô miệng. Mắt mờ, khó tiểu. Thuốc xanthines gây nhức đầu, hồi hộp.

Thuốc giãn phế quản dạng khí dung hấp thụ vào cơ thể với một lượng nhỏ ít gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, vì có ảnh hưởng đến nhịp tim, nên dùng cẩn thận các thuốc giống giao cảm và thuốc nhóm xathine ở người bệnh bị bệnh tim, cao huyết áp, cường giáp. Thuốc chống tiết cholin thích hợp với người bệnh nam có tăng sản tuyến tiền liệt hoặc những người có khả năng bị tăng nhãn áp.

THUỐC GIẢI ĐỘC

Thuốc trung hoà hay chống lại tác dụng của chất độc. Thuốc giải của acid là chất kiềm và ngược lại. Chất giải độc hoá học hoạt động bằng cách kết hợp với chất độc để hình thành một chất không độc, hay bằng cách ức chế hoặc làm chệch hướng hoạt động của độc chất.

Chất giải độc cơ học tránh hấp thu chất độc từ dạ dày và ruột vào máu

THUỐC GIẢM SUNG HUYẾT

Thuốc thông dụng

Oxymetazoline, phenylephrine, phenylpropanolamine, pseudoephedrine, xylometazolone.

Khuyến cáo

Khi triệu chứng xảy ra sau vài ngày điều trị, phải ngưng thuốc ngay, chỉ sử dụng liều thuốc trong thời gian ngắn. Thuốc được dùng để giảm xung huyết ở mũi. Lượng thuốc nhỏ này có trong nhiều loại thuốc chữa cảm lạnh, lưu hành ở dạng viên nén hoặc nhỏ mũi. Thuốc thường được dùng trị bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt do bệnh nhân nhạy cảm đối với bệnh viêm tai giữa hoặc viêm xoang hàm.

Tác dụng phụ

Khi uống thuốc, thuốc gây run và đánh trống ngực, nên tránh dùng cho bệnh nhân bị bệnh tiêm. Ơû dạng nhỏ mũi, chỉ có một số lượng nhỏ được hấp thu vào máu do đó tác dụng phụ không đáng kể.

Nếu nhỏ mũi trong vài ngày và sau đó ngừng, thì sự sung huyết thường bị tái phát và có thể năng hơn lúc chưa dùng thuốc. Do đó thuốc này được dùng trong thời gian càng ngắn càng tốt

THUỐC GIẢM ĐAU

-        Loại không gây ngủ: acetaminophen, asa, diflunisal, fenoprofen, ibuprofen, mefenamic acid, salsalate, sodium salicylate.

- Loại gây ngủ: buprenorphine, codeine, dihydrocodeine, meperidine, morphine, pentazocine, propoxyphene.

Thuốc để giảm đau. Hai loại chính là: loại không gây ngủ và loại gây ngủ. Thuốc giảm đau không có thuốc ngủ gồm acetaminophen, asa, thuốc kháng viêm steroid (nsaids) như ibuprofen. Thuốc giảm đau gây ngủ gồm morphine và các chất dẫn xuất từ morphine.

Thuốc giảm đau không gây ngủ có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ và vừa (như nhức đầu hay đau răng). Đối với những loại đau nặng hơn thì dùng những thuốc kết hợp với loại giảm đau gây ngủ nhẹ (như codeine) với thuốc giảm đau không gây ngủ (asa). Khi kết hợp hai loại này với nhau thì tác dụng sẽ mạnh hơn dùng từng loại riêng. Khi những loại này không có tác dụng thì dùng thuốc giảm đau gây ngủ mạnh.

chế tác dụng

Khi mô cơ thể bị tổn thương (do chấn thương, nhiễm trùng hay viêm) sẽ phóng thích protaglandin (chất hoá học kích thích sự dẫn truyền cảm giác đau lên não)

Thuốc giảm đau không gây ngủ (ngoại trừ acetaminophen) ngăn cản sự tạo ra protaglandin. Acetaminophen hoạt động bằng cách ngăn cản luồng thần kinh đau ngay trong não do đó giảm cảm giác đau.

Thuốc giảm đau gây ngủ hoạt động giống như edorrphin (chất do cơ thể sinh ra để giảm đau). Nó ức chế luồng thần kinh đau tại vị trí đặc biệt (gọi là thụ thể thuốc phiện ở não và tuỷ sống)

Tác dụng phụ

Acetaminophen ít có tác dụng phụ. Asa và nsaids có thể kích thích viêm mạc dạ dày và gây buồn nôn, đau bụng và đôi khi loét dạ dày. Thuốc giảm đau gây ngủ có thể gây buồn nôn, ói, buồn ngủ, bón, khó thở. Những loại giảm đau gây ngu mạnh còn có thể gây cảm giác mơ mơ màng màng. Cảm giác này có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Nếu dùng lâu dài thì hầu hết trường hợp sẽ gây ra sự dung nạp và lệ thuộc thuốc (xem thuốc nghiện

THUỐC GÂY NÔN

Dùng để điều trị các trường hợp ngộ độc, hoặc uống thuốc quá liều. Cơ chế tác dụng của chất gây nôn là kích thích lên phần não điều khiển hoạt động nôn, hay kích thích trực tiếp lên vách trong của dạ dày. Chất gây nôn được sử dụng rộng rãi là Ipecac. Đối với người có tình trạng lơ mơ thì không được dùng chất gây nôn vì họ có thể hít chất này.

THUỐC GÂY SUNG HUYẾT DA

Là một chất làm đỏ da do tăng lượng máu chảy đến vùng này. Đội khi trong thuốc bôi có chất này để làm giảm đau, nhức cơ bắp. Chúng tác động bằng cách tạo ra sự kích thích (chúng gây ra cảm giác ít khó chịu hơn, làm chệch đi sự chú ý với cảm giác đau). Các thuốc gây sung huyết da là: methyl salicylate, menthol, camphor và turpentine

THUỐC GÂY VÔ CẢM

Nhóm thuốc gây ra tình trạng vô cảm. Chuyên gia được thuốc gây vô cảm vào cơ thể được gọi là người gây vô cảm. Trước khi gây vô cảm phải đánh giá tình trạng tim phổi và tuần hoàn của bệnh nhân. Người gây vô cảm quyết định loại và liều lượng của thuốc cần thiết để gây và duy trì vô cảm, xác định tư thế của bệnh nhân trên bàn mổ, quan sát những dấu chứng rối loạn và quyết định mọi hành động nên làm nếu có bất chấp. Người gây vô cảm cũng chịu trách nhiệm giám sát sự thức dậy của bệnh nhân, theo dõi và điều trị bất kỳ biến chứng gì xảy ra.

 

Thuốc gây vô cảm

Thuốc

Dùng trong

Cách dùng

Amethocaine

Phẫu thuật mắt, giảm đau trong khi điều trị răng

Nhỏ mắt, bình xịt, kem

Benzocaine

Điều trị đau miệng và họng, đâu vùng hậu môn, trĩ, vết thương ở da, dùng trước khi soi thanh quản

Viêm ngậm, toạ dược, bình xịt, kem, thuốc mỡ.

Bupivacaine

Phong bế dây thân kinh (vô cảm ngoài màng cứng và phong bế đuôi ngựa)

Tiêm

Cocaine

Phẫu thuật mũi, họng và thanh quản; dùng trước khi mổ mắt.

Nhỏ mắt, bình xịt, dung dịch.

Lidocaine

Giảm đau trong điều trị răng; vô cảm tuỷ sống, phong bế dây thần kinh (vô cảm ngoài màng cứng, phẫu thuật mắt; trước khi nội soi; điều trị bệnh trĩ).

Tiêm, gel, xịt, kem, thuốc mỡ, dung dịch nhỏ mắt, toạ dược.

Procaine

Giảm đau trước khi phẫu thuật và điều trị răng.

Tiêm.

THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO

Là loại thuốc dùng để giết chết hoặc làm thương tổn tế bào, là một dạng của thuốc chống ung thư. Khởi đầu thuốc gây độc tế bào ảnh hưởng lên những tế bào bất thường, nhưng khi dùng thời gian dài sẽ làm tổn thương hoặc giết chết các tế bào khoẻ mạnh, đặc biệt trên các tế bào phát triển nhanh. Ví dụ: có thể gây ảnh hưởng các tế bào không ung thư trong tuỷ xương gây tinh trạng thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng. Những ảnh hưởng có hại này có thể được bù lại nếu việc điều trị được trãi ra thành nhiều thời gian ngắn

THUỐC GÂY ẢO GIÁC

Thuốc gây ảo giác có nguy cơ cao của loại thuốc gây nghiện, có tác dụng làm trầm cảm trầm trọng và có thể gây tổn thương não.

Là một nhóm chất hoá học không được phép sản xuất, có tác dụng giống ma tuý.

Loại thuốc này thường được sản xuất bằng cách nhại theo các loại thuốc khác.

Các loại

-         Loại thuốc dẫn xuất từ loại thuốc giảm đau gây nghiện như: meperidine và fentanyl.

-         Những loại thuốc nhại theo amphetamine (pcd)

-         Các thuốc có nguồn gốc gây ảo giác được dùng để gây mê động vật.

-         Các thuốc hướng tâm thần: lsd, marijuana, mescaline và psilocybin. Rượu với số lượng lớn có thể xếp vào các tác nhân này. Vài thuốc khác như levodopa, timolol cũng có thể gây ra ảo giác nhưng hiếm hơn.

Tác dụng phụ

Loại thuốc này có tác dụng phụ rất cao. Vài dẫn xuất của fentanyl có hiệu quả hơn morrphin từ 20 – 2000 lần; do đó có thể dẫn đến tử vong do độc tính của thuốc.

Dẫn xuất của amphetamine gây tổn thương não ở liều chỉ hơi cao hơn liều của amphetamine dùng để có tác dụng kích thích. Mặc dù người ta lạm dụng chúng như một loại thuốc kích dục, nhưng dẫn xuất của amphetamine thường làm yếu đi sự cực khoái của đàn ông lẫn đàn bà và có thể cản trở sự cương dương vật.

Nhiều thuốc này có chứa các tạp chất. Ví dụ: chất mptp, chứa trong dẫn xuất meperidine gây tổn thương não vĩnh viễn, đưa đến bệnh parkinson; dẫn xuất của phencyclidine thường gây động kinh và loạn tâm thần

THUỐC HO

Thuốc thông dụng

-         Ho long đàm: guiafennesin.

-         Chẹn ho: atihistamine, codein, dextromethorphan.

Có nhiều loại thuốc khác nhau đã gây lúng túng trong điều trị. Thuốc ho đặc trị có thành phần chính yếu là siro chứa nhiều thành phần tác động khác nhau và hương liệu.

Có hai nhóm thuốc chính: thuốc ho long đàm để điều trị loại ho có đàm và thuốc chẹn ho để điều trị ho khan. Việc quan trọng là phải chọn đúng loại thuốc. Nếu lấy thuốc chẹn ho điều trị loại ho có đàm sẽ làm trở ngại việc ho ra đàm  và lâu lành bệnh.

Tác dụng

Thuốc ho long đàm làm giảm ho bằng cách kích thích sự sản xuất chất tiết giống nước trong phổi. Vài loại thuốc ho long đàm có tác dụng ly giải chất nhầy (tác  động trực tiếp lên đàm để làm đàm ít dính hơn).

Thuốc chẹn ho tác dụng lên phần não điều khiển phản xạ ho. Thuốc có tác dụng này bao gồm thuốc kháng histamine và thuốc gây ngủ có codein.

Tác dụng phụ

Tất cả các thuốc chẹn ho đều có tác dụng thứ phát và có thể gây buốn nôn. Việc dùng thuốc ho đặc hiệu làm giảm triệu chứng ho kéo dài. Có thể làm trễ việc chẩn đoán các bệnh trầm trọng

THUỐC HUỶ GIAO CẢM

Gồm những thuốc làm phong bế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Các thuốc này gồm: nhóm chẹn bêta, guanethidine, hydralazine và prazosin. Thuốc làm giảm sự phóng thích của các chất trung gian thần kinh neropinephrine từ các đầu dây thần kinh tận, chiếm giữ các thụ thể mà đáng lẽ các chất trung gian thần kinh (neropinephrine và epinephrine) sẽ gắn và, do đó ngăn cản hoạt động bình thường của các chất này.

THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN

Những thuốc có ảnh hường đến trí óc,tinh thần gồm: thuốc gây ảo giác, thuốc xoa dịu tinh thần, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống tâm thần

THUỐC HẠ LIPID MÁU

Một nhóm thuốc điều trị chứng tăng lipid máu; các thuốc này được dùng để hạn chế nguy cơ bị xơ vữa mạch máu, khi mà việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng không còn tác dụng.

Thuốc thông dụng

-         Thuốc tác dụng lên gan: clofibrate, niacin, probucol.

-         Thuốc tác dụng trên muối mật: chlolestyamine, colestipol.

-         Thuốc ức chế sự tổng hợp chelesterol: lovastatin.

Một vài loại thuốc hạ lipid máu tác động vào các men trong gan để ngăn cản sự tổng hợp lipid từ các acid béo, nhờ đó làm giảm hàm lượng lipid trong máu. Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Một số loại thuốc khác ngăn cản sự hấp thu muối mật từ ruột vào máu; hàm lượng muối mật trong máu giảm sẽ kích thích gan tăng tổng hợp muối mật, kết quả làm giảm ha2mb lượng chelesterol trong máu (do muối mật có chứa nhiều chelesterol). Thuốc có thể gây ra phản ứng phụ như buồn nôn và tiêu chảy

THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT UỐNG

Là nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin khi tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng.

Thuốc hạ đường huyết uống làm hạ lượng glucose máu bằng cách làm tăng sản xuất insulin ở tuỵ, một nội tiết tố làm tăng hấp thu từ máu vào tế bào . Insilin được chỉ định tạm thờiđể kiểm soát lượng glucose trong máu hơn là các thuốc hạ đường huyết uống (lúc phẫu thuật, có thai, hoặc bệnh nặng). Thuốc hạ đường huyết uống không có ich lợi trong điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin vì tuỵ không có khả năng sản  xuất insulin.

Tác dụng phụ

Thuốc hạ đường huyết uống có thể làm hạ đường huyết (hạ glucose máu bất thường) nếu liều thuốc quá cao hoặc nếu người bệnh không ăn đầy đủ

THUỐC HỒI SỨC

Thuốc kích thích thở gồm doxapram và nikethamide, đôi khi được dùng trong bệnh viện để chữa suy hô hấp do viêm phế quản mạn tính hay sau khi dùng thuốc quá liều . Thuốc còn có thể làm phục hồi nhanh chóng sau khi gây mê và để điều trị chứng không thở ở trẻ sơ sinh.

Thuốc hồi sức hoạt động bằng cách kích thích trung tâm hô hấp (một nhóm đầu tận dây thần kinh ở cuống não kiểm, soát tốc độ và thể tích hô hấp

THUỐC KHÁNG ACID

Thuốc thông dụng

Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide, magnesium trisilicate, sodium bicarbonate.

Chú ý: không nên dùng thường xuyên thuốc kháng acid nếu không có bác sĩ theo dõi, vì thuốc có thể che dấu các triệu chứng của một bệnh nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc được dùng để làm giảm chứng khó tiêu, ợ chua, viêm thực quản, trào ngược dịch dạ dày vào thực quản và loét dạ dày.

Các loại thuốc kháng Acid

Các thuốc kháng acid thường chứa hợp chất magnesium hoặc aluminium, có tác dụng kéo dài, hoặc sodium bicarbonate, có tác dụng nhanh và ngắn. Một số loại có chứa alginate, dimethicon và thuốc tê tại chỗ.

Tác dụng

Thuốc kháng acid trung hoà acid ở dạ dày, chống hoặc giảm viêm và đau ở đường tiêu hoá  trên. Thuốc kháng acid cũng làm lành ổ loét dạ dày và nhạy cảm với số lượng bình thường của acid dạ dày. Aginate chứa trong thuốc kháng acid giúp bảo vệ thực quản, chống trào ngược acid. Dimethicone làm giảm sự đầy hơ, và thuốc tê tại chỗ có thể làm hết đau trong viêm thực quản.

Tác dụng phụ

Aluminium  có thể gây táo bón và magnesium có thể gây tiêu chảy. Hai tác dụng này có thể tránh được nếu thuốc có chứa cả hai thành phần. Sodium bicarbonate có thể gây ứ dịch và đầy bụng . Thuốc kháng acid có thể cản trở việc hấp thu các chất khác, cho nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung với các thuốc khác

THUỐC KHÁNG CHOLINE

Thuốc thông dụng

Atropine, belladonna, benzatropine, dicyclomine, hyoscyamine, ipratropium, orphenadrine, procyclidine, propantheline, scopolamine.

Nhóm thuốc ức chế tácdụng của acethylcholin, chất được giải phóng từ đầu tận của dây thần kinh đốigiao cảm của dây thần kinh tự trị. Acetylcholine gây ra giãn một số cơ, co thắt các cơ khác, và ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt, tăng tiết ở miệng và phổi, làm chậm nhịp tim.

Thuốc được dùng điều trị hội chứng kích thích ruột, không giữ được nước tiểu, bệnh parkinson, suyễn và tim đập chậm bất thường. Cũng được dùng làm giãn đồng tử trước khi khám  hoặc phẫu thuật mắt. Thuốc chống tiết choline cũng được dùng trong giai đoạn tiền mê trước khi gây mê tổng quát và trong điều trị rối loạn vận động.

Tác dụng phụ

Thuốc gây khô miệng, nhìn không rõ, bí tiểu và lú lẫn (tâm thần).

Thuốc chống tiết mồ hôi

THUỐC KHÁNG HUYẾT THANH

Chất pha chế có chứa các kháng thể kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu (protein lạ), các thành phần của vi sinh vật (như virus hoặc vi khuẩn). Kết hợp kháng thể- kháng nguyên như thế sẽ làm bất hoạt hay phá huỷ các vi sinh vật. Các mẫu kháng huyết thanh thường được điều chế từ máu súc vật bị tiêm các dòng virus hoặc vi khuẩn chết hoặc sống nhưng vô hại.

Kháng huyết thanh thường được dùng cùng với sự tạo miễn dịch, để điều trị cấp cứu khi bệnh nhân bị bệnh dại và không tạo được miễn dịch trước để chống vi khuẩn. Kháng huyết thanh cung cấp ngay cho bệnh nhân sự đề kháng chống nhiễm trùng trong lúc sự miễn dịch hoàn toàn đang phát triển. Tuy nhiên, cách xử trí như thế không có hiệu quả bằng cách tạo miễn dịch sớm phòng bệnh.

THUỐC KHÁNG KHUẨN

Nhóm thuốc dùng điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn. Thuốc kháng khuẩn có tác dụng của thuốc kháng sinh, nhưng khác với kháng sinh, những thuốc này luôn được điều chế tổng hợp. Nhóm lớn nhất của thuốc kháng khuẩn là thuốc sulfonamide, chủ yếu dùng điều trị nhiễm trùng đường niệu

THUỐC KHÁNG NẤM

Thuốc thông dụng

Amphotericine, clotrimazole, econazole, flucytosine, griseofulvin, ketoconazole, miconazole, nystatin, tolnaftate.

Nhóm thuốc được kê đôn để điều trị nhiễm trùng do nấm. Các thuốc chống nấm được dùng để điều trị các loại khác nhau của bệnh vẩy phấn bao gồm: vẩy phấn chân, vẩy phấn đầu, cũng như bệnh do nấm candidas và các bệnh nhiễm nấm hiếm gặp như nấm crytococcus gây bệnh nội tạng.

Thuốc chống nấm có niều dạng: viên,kẹo ngậm, dung dịch, kem, thuốc tiêm và viên đặt âm đạo.

Tác dụng

Thuốc chống nấm làm hư hại vách tế bào nấm, thoát ra những yếu tố hoá học cần thiết cho chức năng và phát triển của nấm làm chết tế bào nấm.

Tác dụng phụ

Các thuốc dùng trên da, da đầu, miệng hoặc âm đạo có thể tăng kích thích. Các thuốc chống nấm uống hay tiêm có thể gây các tác dụng nặng như hư gan và thận.

THUỐC KHÁNG NỌC ĐỘC NỘI TIẾT TỐ

Thuốc điều trị đặc biệt đối với rắn, bò cạp, nhện hay các con vật có nọc độc khác cắn và chích.

Thuốc kháng nọc độc được bào chế bằng cách được tiêm chủng cho súc vật, thường là ngực, liều nọc độc nhỏ nhưng tăng dần lên. Cách làm này kích thích ngựa sản xuất ra kháng thể trung hoà nọc độc.

THUỐC KHÁNG NỘI TIẾT TỐ

Là thuốc ức chế hoạt động của nội tiết tố.

Ví dụ: tamoxifen ức chế tác dụng của nội tiết tố estrogen dùng điều trị ung thư vú

THUỐC KHÁNG SINH

Thuốc thông dụng

-         Aminoglycoside: gentamicine, streptomicin.

-         Cephalossporins: cefaclor, cephalecin, cephradine.

-         Penicillins: amoxicillin, ampicilin, flucloxacillin, phenoxymethylpenicillin.

-         Tetracyllines: doxycylline, minocilline, oxytetracylline, tetracyllin.

-         Các thuốc khác: erythromycin, neomycin.

Chú ý: phải báo bác sĩ về bất cứ phản ứng dị ứng với kháng sinh nào có trước.

Nhóm thuốc dùng điều trị nhiễm trùng. Đầu tiên thu được từ nấm (nhóm thứ nhất bắt nguồn từ pennicillium), ngày nay thuốc kháng sinh được tổng hợp.

Các loại thuốc kháng sinh

Nhiều thuốc kháng sinh thuộc 1 trong 4 loại chính sau đây: aminoglycoside, cephalossporins, penicillins và tetracyllines.

Một số thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống vài loại vi khuẩn. Các thuốc khác, được gọi là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng chống nhiều loại vi khuẩn. Sự lựa chọn thuốc kháng sinh dực trên loại vi khuẩn  và vị trí nhiễm trùng. Cách lực chọn tốt nhất là cấy cho vi khuẩn mọc rồi kiểm tra nhạy cảm với các loại kháng sinh khác nhau. Kê đơn nhiều loại kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm nguy cơ kháng thuốc.

Thuốc kháng sinh được dùng điều trị nhiễm trùng. Cũng dùng để tránh nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc.

Kháng thuốc kháng sinh

Một số vi khuẩn có thể đề kháng với thuốc kháng sinh có tác dụng trước đây. Sự đề kháng xuất hiện nếu vi khuẩn phát triển một biện pháp tăng trưởng không bị phá vỡ bởi kháng sinh, hoặc nếu nó bắt đầu sản xuất một men làm vỡ hoặc vô hiệu hoá thuốc.

Sự kháng thuốc thường có trong điều trị kháng sinh dài ngày hoặc khi bệnh nhân dùng thuốc không đúng như bác sĩ kê đơn. Dùng luân phiên các thuốc kháng sinh có thể điều trị được một số vi khuẩn kháng với thuốc kháng sinh thường được kê đơn.

Tác dụng phụ

Đa số các thuốc kháng sinh có thể gây nôn, tiêu chảy hay nổi mẩn, cũng như các tác dụng phụ riêng của từng loại.

Các thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng của một vài loại vi khuẩn và nấm trong cơ thể, đưa đến sự tăng sản nấm gây ra nhiễm nấm candida tai, ruột, và âm đạo. Một số người bị dị ứng nặng với thuốc kháng sinh, gây ra phù mặt, ngứa và khó thở. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, ngưng dùng thuốc và đến bác sĩ ngay.

THUỐC KHÁNG THỤ THỂ Hiostamione 2

Là một nhóm thuốc làm lành vết loét dạ dày có liên hệ với nhóm thuốc kháng histamine. Các nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của hoá chất histamine ở các thụ thể đặc biệt (nằm ở bề mặt của tế bào), ngăn chặn sự giải phóng acid trong dạ dày. Sự giảm acid thúc đầy lành vết loét dạ dày  và giảm triệu chứng viêm thực quản.

THUỐC KHÁNG VIRUS

Thuốc thông dụng

Acyclovir, amantadine, idoxuridine, trifluridine, zidovudine.

Nhóm thuốc dùng điều trị nhiễm virus. Virus chỉ sống torng tế bào, và thuốc chống virus sẽ làm hại luôn cả tế bào. Cho đến nay chưa có thuốc nào chứng tỏ được rằng co1the63 diệt được virus và trị lành bệnh.

Tạo miễn dịch quan trọng hơn điều trị bằng thuốc trong nhiễm vius nặng. Tuy nhiên, vài loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong việc ngăn chặn nhiễm virus, đặc biệt là virus herpes (gây bệnh mụn rộp). Thuốc giảm virus làm giảm nhẹ bệnh nhưng không loại trừ chúng hoàn toàn, vì thế bệnh có thể tái phát.

Tác dụng

Hầu hết các thuốc chống virus phá huỷ quá trình hoá học cần thiết cho sự phát triển và tăng sản của virus trong tế bào. Một số thuốc ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.

Tác dụng phụ

Thuốc chống virus dùng điều trị aids có nguy cơ cao gây thiếu máudo làm hại tuỷ xương. Hầu hết các thuốc khác ít gây tác dụng phụ. Kem chống virus có thể gây kích thích da. Các thuốc uống và tiêm có thể gây nôn ói, chóng mặt và hiếm hơn, gây hại thận nếu điều trị kéo dài

THUỐC KHÁNG VIÊM

Thuốc làm giảm triệu chứng và dấu chứng của viêm.( xem thuốc giảm đau, thuốc steroid, thuốc kháng viêm không steroid)

THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG Steroid

Thuốc thông dụng

Diclofenac, diffunisal, fenoprofen, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, mefenamic acid, naproxen, piroxacam.

Nhóm thuốc làm giảm đau và giảm viêm khớp  và mô mềm như cơ và dây chằng, viết tắt là KVKS.

KVKS được dùng rộng rãi để giảm các triệu chứng của các loại viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm xoang khớp và bệnh gút. Thuốc không giúp chữa khop3i hay làm ngưng quá trình tiến triển của bệnh nhưng giúp cử động của khớp bệnh do giảm đau và giảm cứng khớp.

Kvks còn được dùng để điều trị đau lưng, đau khi có kinh, nhức đầu, đau sau tiểu phẫu và chấn thương mô mềm.

Tác dụng

Kvks  làm giảm đau và giảm viêm do ức chế  sự tạo ra prostaglandins (chất gây viêm và khời phát sự dẫn truyền tín hiệu đau lên não).

Tác dụng phụ

Đôi khi gây buồn nôn, ăn không tiêu, tiêu chảy và loét dạ dày

THUỐC KHÁNG ĐÔNG

Thuốc thông dụng

Heparin, warfarin.

Chú ý: nhiều thuốc như aspirine và rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thừơng của thuốc kháng đông. Luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào khác trong thời gian dùng thuốc kháng đông.

Nhóm thuốc điều trị và tránh cục máu đông bất thường. Được dùng điều trị huyết khối, huyết khối hoặc cơn thiếu máu thoáng qua. Thuốc kháng đông cũng được kê đơn để tránh đông máu bất thường sau cuộc đại phẫu. (đặc biệt là thay van tim) hay trong lúc thẩm phân máu (xem thẩm phân máu).

Tác dụng

Heparin gia tăng hoạt động của antithrombin iii, một men ức chế hoạt động của các men khác – là yếu tố đông máu – cần thiết để thành lập cụa máu đông. Thuốc này được đưa vào bằng đường tiêm và có tác dụng sau một vài giờ. Các thuốc kháng đông khác thì được cho bằng đường uống và có tác dụng lâu hơn. Các thuốc kháng đông làm giảm sự sản xuất một vài yếu tố đông máu.

Bằng cơ chế phá vỡ cục máu đông, các thuốc kháng đông ngăn chặn sự hình thành một cục máu đông bất thường. Khi cục máu đông đã được hình thành thì thuốc kháng đông làm ngưng tiến triển và giảm nguy cơ huyết tắc. Tuy nhiên các thuốc kháng đông không hoà tan cục máu đã hình thành mà phải cần thuốc làm tan máu đông.

 

 



đây là khái niệm chung 1 số nhóm thuốc , còn rất nhiều khái niệm nữa nhưng thời gian eo hẹp nên mình chưa update lên hết được , mình sẽ cố gắng làm đầy đủ hơn trong tương lai